Hình như câu nói này rất quen thuộc phát ra từ các cán bộ miền ngoài trong những năm tôi còn nhỏ, cái thời mà đi đâu cũng thấy khẩu hiệu, mà cái chỗ khai mùi nước đái nhất là nơi có bảng hiệu 'cấm đái'. Xứ mình nó vậy, dân không thích chính quyền nên cứ toàn âm thầm làm ngược lại. Thế mà mấy chục năm rồi, những khẩu hiệu kiểu 'gia đình văn hóa mới' cứ nhan nhản, dù người ta đang tìm về văn hóa Sài Gòn xưa của thời 'Hòn ngọc Viễn Đông', chứ chẳng ai thèm cái 'văn hóa mới' và cũng chẳng thèm biết văn hóa mới là văn hóa gì.
Mỗi ngày đi làm về, tôi đi bộ từ xưởng tàu đến bãi đậu xe hết 15 phút. Ở Mỹ này đi bộ một dặm là đã xa lắm rồi, đi bộ hơi lâu nhưng cần thiết vì tôi chẳng có thì giờ để chạy bộ hay tập thể dục. Coi như đi bộ là tập thể dục vậy.
Hôm nay có 1 người công nhân Mễ ghé chiếc xe lam tới mời tôi lên xe. Tôi nói xe lam vì nó có 3 bánh và chỉ đủ cho 3 người. Lần đầu tiên có người mời tôi lên xe, lại là 1 công nhân tay lấm chân bùn. Có lẽ tụi tôi cùng là dân thiểu số và có lẽ anh ta thấy tôi là hàng hiếm khi giữ vị trí số 2 trong ban kỹ sư, nhưng lại là người làm việc với nhà thầu nhiều nhất vì tôi là giám đốc QA (Quality Assurance)- kiểm định chất lượng, người ký nhận kết quả các gói thầu. Ngày thường tôi hay dặn tụi lính phải tôn trọng họ, nhất là những người nói tiếng Anh không rành. Tôi cũng là người kiếm việc cho họ, vì tôi làm việc trực tiếp với ông chủ da trắng của họ để đặt gói dịch vụ.
Anh Mễ này làm cho 1 công ty chuyên cung cấp dịch vụ bơm dầu cặn ra khỏi đáy tàu, phòng máy và dọn dẹp. Trong số những nhà thầu thì đây là nơi có số lao động có tính culi nhất, và 100% công nhân đều là người gốc Mêhicô, mà người Việt gọi ngắn gọn là Mễ (từ chữ Mễ Tây Cơ).
Sẵn dịp ngồi chung xe nên tôi hỏi thiệt là lương bổng của anh ta bao nhiêu 1 giờ. Vượt ra ngoài mong đợi của tôi, anh nói anh mới lên lương 16 USD/hr. Tôi tò mò hỏi thêm thì biết công ty này lương khởi điểm là 11.50 USD, sau 3 tháng thử việc được nhận chính thức là 14.50 USD. Anh này làm được 2 năm nên lương được lên 16 USD. Tôi hỏi thêm về anh đốc công người Mễ thì biết là anh đốc công nhận lương năm (salary), khoảng 60-70 ngàn 1 năm. Và cái nghề này chẳng cần bằng đại học 4 năm hay 2 năm gì, chỉ cần siêng năng và đàng hoàng.
Bỗng tôi nghĩ tới những cái nghề khác nhìn rất sạch sẽ, rất thanh lịch nhưng chỉ có 12-13 USD, trong đó có nghề đếm tiền và phát tiền ở ngân hàng. Rồi tôi nghĩ tới hiện tượng tuổi trẻ trong nước có thời đổ vào học kinh tế, ngân hàng đến nỗi có mấy trăm ngàn cử nhân ra trường thất nghiệp, có em kiếm không được việc trong 4 năm nên thất chí tự tử.
Và mỗi ngày, tôi lại thấy những người công nhân Mễ siêng năng làm việc ở xưởng tàu với mức lương từ 16 đến 25 đô la 1 giờ. Sức lao động của họ được trả công xứng đáng bởi những nhà tư bản từng được xứ thiên đường gọi là bóc lột sức lao động.
'Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu' thì chỉ có chân dài câu đại gia là thích hợp, vì có em ít năng lực nhưng nhu cầu hưởng thụ thì lớn và vẫn được hưởng.
Xứ mình khác xứ Mỹ chính là ở câu khẩu hiệu này.
Trang Blog này là diễn đàn tự do của các cựu du học sinh và những trí thức Việt có cùng trăn trở và suy tư về đất mẹ. Tôn chỉ của trang Blog này là tôn trọng Tự Do Ngôn Luận, cổ võ Tự Do Báo Chí và Nhân Quyền, và khuyến khích mọi góc nhìn trên cùng một vấn đề. Mục tiêu của những bài viết là Khai Trí, Chấn hưng văn hóa Việt và dựa trên nền tảng Nhân Văn. Mong mọi người cùng đóng góp bài vở và góp ý kiến xây dựng- Trần Du Sinh
Thursday, March 24, 2016
Những đứa Mỹ con
Sống ở Mỹ một thời gian khá lâu tôi mới nghe tới chữ "Mỹ con", một từ mà dân FOB (Fresh off the Boat), thế hệ di dân một và một rưỡi như tôi, dùng để nói về tuổi trẻ Việt sanh ra và lớn lên ở Mỹ. Mỹ con là những người Việt trẻ có lối suy nghĩ và lối sống gần như là người Mỹ.
Tôi còn nhớ ngày xưa khi còn ở trong nước, tôi được nhồi sọ bởi truyền thông lề phải về sự mất gốc của thế hệ thứ hai, nào là không nói được tiếng Việt hay họ không giữ gìn được bản sắc dân tộc. Mà bản sắc dân tộc Việt là cái gì thiêng liêng và mơ hồ lắm, sống càng lâu ở Phương Tây thì người Việt lại tự nguyện trút bỏ bớt đi bản sắc để thấy mình còn giống những người chung quanh hơn một chút. Chứ giữ nguyên mấy cái bản sắc không được hay ho như không chịu xếp hàng, xả rác và ồn ào nơi công cộng thì người dân địa phương cứ tưởng mình là khách du lịch từ Trung Hoa đại lục.
Hôm qua nhà tôi có khách là anh lính Mỹ gốc Việt tên là Charlie. Trước khi tới nhà chơi, Charlie nhắn tin xin phép vì sợ làm phiền ngày cuối tuần của tôi, một phép lịch sự tối thiểu mà trẻ em lớn lên ở Mỹ đều được dạy dỗ khi muốn đến nhà người khác. Sẵn dịp tôi cũng muốn giới thiệu một đứa Mỹ con với văn hóa cộng đồng Việt. Charlie sanh ra ở Mississippi, một tiểu bang vốn có hai sắc dân chính là trắng và đen, và đặc biệt là rất nhiều người da đen nghèo. Người Việt ở đây khá ít nhưng tập trung làm nghề cá. Charlie lớn lên với bạn bè người Mỹ đen nhiều nên khi nói hay dùng nhiều tiếng lóng của Mỹ đen lại thêm cái 'accent' rất Mỹ đen nên nhiều khi không nhìn mặt mà nghe nó nói thì tưởng là người Mỹ chính gốc.
Đưa Charlie xuống phố Bolsa, chuyện đầu tiên nó muốn làm là đi cắt tóc ở tiệm Việt, vì nó tin là thợ Việt Nam cắt tóc người Việt là đẹp nhất. Thả nó ở một tiệm tóc gần khu Phước Lộc Thọ, tôi tranh thủ đi mua vài thứ lặt vặt. Nửa tiếng sau qua lại thấy nó đang cố gắng nói chuyện với một phụ nữ Việt trung niên ngay quầy tính tiền. Đợi hai ba phút mà thấy không xong, tôi tiến gần thì mới hiểu ra là anh chàng không đem theo tiền mặt, và chủ tiệm không chịu cà thẻ lấy 7 đô la tiền cắt tóc. Móc vội 10 đồng ra trả giùm cho Charlie, tôi kéo nó ra xe.
Một tai nạn nho nhỏ trong nghề hướng dẫn du lịch amateur của tôi, vì quên dặn anh Mỹ con là quanh khu Bolsa thường là 'Cash Only' business, tức là họ chỉ nhận tiền mặt. Nhưng nghĩ lại tôi thấy mình không nên gây ấn tượng đầu tiên không được tốt đẹp cho lắm nếu giải thích cho nó chuyện nhiều chủ cơ sở kinh doanh Việt Nam ở đây là chuyên gia trốn thuế.
Vào xe rồi, tôi hỏi nó có hài lòng với mái tóc không, nó trả lời: "Cắt tóc thì ok, nhưng kỳ quá, tại sao tôi nói không cần dùng 'gel' sau khi cắt mà bà ấy cứ chà gel và nói nhìn như vậy sẽ đẹp hơn. Bả không hề listen. Còn nữa, sau họ lại không chịu lấy thẻ ATM ?" Tôi giả lả nói: "Bà kia nghĩ tốt cho mày nên mới vuốt keo để thấy mái tóc do bà ta cắt là đẹp, còn chuyện không lấy thẻ là vì ở đây ít ai xài thẻ nên tiệm đó cũng không quen cà".
Để bù lại chuyện không vui, tôi rủ nó đi uống Cà Phê Lú nổi tiếng thế giới, mà dân đạo cà phê thường nói là 'đặc sản Quận Cam'. Rút kinh nghiệm nên tôi nói: "Lần này đừng lo chuyện tiền mặt, vì anh bao". Tôi cũng tranh thủ giải thích cho nó biết là đàn ông Việt uống cà phê không góp tiền trả như người Mỹ mà thường là mời nhau, chỉ có một người trả tiền mà thôi, nếu không thì mất mặt lắmăm
Vừa bước vô quán Lú, anh Mỹ con này choáng ngợp trước cái độ mát mẻ của mấy bộ bikini thiếu vải mong manh, dù bên ngoài trời khá lạnh. Hình như Charlie có rút kinh nghiệm lần trước nên anh hỏi cô tiếp viên xem anh có thể chụp hình chung không. Cô bé tỉnh như ruồi nói: 'Chụp với một girl là 10 đồng/tấm, chụp với cả nhóm là 20 đồng/tấm'. Không biết cô bé này có nói đùa hay không mà anh chàng này tin sái cổ.
Tai nạn nghề nghiệp thứ hai, vì tôi không hề biết chụp hình với mấy cô Lú lại tốn kém như vậy, dù thỉnh thoảng có đưa khách khứa ở xa đến đây suốt mười năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên có khách xin chụp hình với mấy mỹ nhân nơi đây. Charlie khá lúng túng vì không có tiền mặt. Cô tiếp viên rất lanh, đoán được chuyện này nên cô nói: có máy ATM đằng kia kìa. Giờ tôi mới để ý và phục cô chủ quán Cafe đã sắp đặt một cái máy ATM gần toilet, để khách nào quên đem tiền mặt mà lỡ bước vào đây cũng không sao, nhất là khi nổi hứng muốn lấy lòng mấy em mà hết tiền mặt thì cũng 'no problem' hết. Anh Mỹ con liền tới rút tiền và tới quầy chụp ngay mấy pô. Về lại bàn anh khoe hai tấm hình chụp bằng phone với bốn cô tiếp viên xinh đẹp, vậy là mất toi 40 đô. Nhìn qua tấm hình thấy anh đứng nghiêm trang quá, hai tay đan lại trước bụng, tôi chọc nói : "sao căng thẳng vậy, không choàng tay qua vai hay eo mấy em ?". Anh thiệt tình nói: "à hả, hồi nãy run quá, mà cũng sợ tính thêm tiền, vì quên hỏi giá choàng tay qua eo tốn bao nhiêu?"
Lúc này thì tôi không nhịn được cười. Đúng là Mỹ con, ngây thơ và sòng phẳng đến khó tin. Cười xong, tôi lại thấy thương cho Mỹ con, vì họ sẽ là con nai vàng ngơ ngác đối với đồng hương lớn lên ở mẫu quốc như bà chủ tiệm tóc, cô hàng cà phê và chính tôi. Lại nghĩ thêm rằng, nếu con nai vàng này về Việt Nam, lỡ vào cắt tóc ở đường Bùi Thị Xuân mà gặp mấy em ca sáu câu vọng cổ kiểu nhà nghèo cha mẹ đông, bị ung thư hay "viêm túi" giai đoạn cuối thì có lẽ con nai này sẽ bị xẻ thịt ngay khi muốn làm anh hùng cứu mỹ nhân, hay Từ Hải cứu Thúy Kiều. Chẳng lẽ Mỹ con sẽ không sống nổi trên cố hương mình hay đơn giản chỉ là cộng đồng Việt ở xứ người, một khi mà hệ thống miễn nhiễm của họ trước những phức tạp của cuộc sống Châu Á đang yếu đi vì được nuôi dưỡng trong một không gian trong lành hơn ?
Tôi còn nhớ ngày xưa khi còn ở trong nước, tôi được nhồi sọ bởi truyền thông lề phải về sự mất gốc của thế hệ thứ hai, nào là không nói được tiếng Việt hay họ không giữ gìn được bản sắc dân tộc. Mà bản sắc dân tộc Việt là cái gì thiêng liêng và mơ hồ lắm, sống càng lâu ở Phương Tây thì người Việt lại tự nguyện trút bỏ bớt đi bản sắc để thấy mình còn giống những người chung quanh hơn một chút. Chứ giữ nguyên mấy cái bản sắc không được hay ho như không chịu xếp hàng, xả rác và ồn ào nơi công cộng thì người dân địa phương cứ tưởng mình là khách du lịch từ Trung Hoa đại lục.
Hôm qua nhà tôi có khách là anh lính Mỹ gốc Việt tên là Charlie. Trước khi tới nhà chơi, Charlie nhắn tin xin phép vì sợ làm phiền ngày cuối tuần của tôi, một phép lịch sự tối thiểu mà trẻ em lớn lên ở Mỹ đều được dạy dỗ khi muốn đến nhà người khác. Sẵn dịp tôi cũng muốn giới thiệu một đứa Mỹ con với văn hóa cộng đồng Việt. Charlie sanh ra ở Mississippi, một tiểu bang vốn có hai sắc dân chính là trắng và đen, và đặc biệt là rất nhiều người da đen nghèo. Người Việt ở đây khá ít nhưng tập trung làm nghề cá. Charlie lớn lên với bạn bè người Mỹ đen nhiều nên khi nói hay dùng nhiều tiếng lóng của Mỹ đen lại thêm cái 'accent' rất Mỹ đen nên nhiều khi không nhìn mặt mà nghe nó nói thì tưởng là người Mỹ chính gốc.
Đưa Charlie xuống phố Bolsa, chuyện đầu tiên nó muốn làm là đi cắt tóc ở tiệm Việt, vì nó tin là thợ Việt Nam cắt tóc người Việt là đẹp nhất. Thả nó ở một tiệm tóc gần khu Phước Lộc Thọ, tôi tranh thủ đi mua vài thứ lặt vặt. Nửa tiếng sau qua lại thấy nó đang cố gắng nói chuyện với một phụ nữ Việt trung niên ngay quầy tính tiền. Đợi hai ba phút mà thấy không xong, tôi tiến gần thì mới hiểu ra là anh chàng không đem theo tiền mặt, và chủ tiệm không chịu cà thẻ lấy 7 đô la tiền cắt tóc. Móc vội 10 đồng ra trả giùm cho Charlie, tôi kéo nó ra xe.
Một tai nạn nho nhỏ trong nghề hướng dẫn du lịch amateur của tôi, vì quên dặn anh Mỹ con là quanh khu Bolsa thường là 'Cash Only' business, tức là họ chỉ nhận tiền mặt. Nhưng nghĩ lại tôi thấy mình không nên gây ấn tượng đầu tiên không được tốt đẹp cho lắm nếu giải thích cho nó chuyện nhiều chủ cơ sở kinh doanh Việt Nam ở đây là chuyên gia trốn thuế.
Vào xe rồi, tôi hỏi nó có hài lòng với mái tóc không, nó trả lời: "Cắt tóc thì ok, nhưng kỳ quá, tại sao tôi nói không cần dùng 'gel' sau khi cắt mà bà ấy cứ chà gel và nói nhìn như vậy sẽ đẹp hơn. Bả không hề listen. Còn nữa, sau họ lại không chịu lấy thẻ ATM ?" Tôi giả lả nói: "Bà kia nghĩ tốt cho mày nên mới vuốt keo để thấy mái tóc do bà ta cắt là đẹp, còn chuyện không lấy thẻ là vì ở đây ít ai xài thẻ nên tiệm đó cũng không quen cà".
Để bù lại chuyện không vui, tôi rủ nó đi uống Cà Phê Lú nổi tiếng thế giới, mà dân đạo cà phê thường nói là 'đặc sản Quận Cam'. Rút kinh nghiệm nên tôi nói: "Lần này đừng lo chuyện tiền mặt, vì anh bao". Tôi cũng tranh thủ giải thích cho nó biết là đàn ông Việt uống cà phê không góp tiền trả như người Mỹ mà thường là mời nhau, chỉ có một người trả tiền mà thôi, nếu không thì mất mặt lắmăm
Vừa bước vô quán Lú, anh Mỹ con này choáng ngợp trước cái độ mát mẻ của mấy bộ bikini thiếu vải mong manh, dù bên ngoài trời khá lạnh. Hình như Charlie có rút kinh nghiệm lần trước nên anh hỏi cô tiếp viên xem anh có thể chụp hình chung không. Cô bé tỉnh như ruồi nói: 'Chụp với một girl là 10 đồng/tấm, chụp với cả nhóm là 20 đồng/tấm'. Không biết cô bé này có nói đùa hay không mà anh chàng này tin sái cổ.
Tai nạn nghề nghiệp thứ hai, vì tôi không hề biết chụp hình với mấy cô Lú lại tốn kém như vậy, dù thỉnh thoảng có đưa khách khứa ở xa đến đây suốt mười năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên có khách xin chụp hình với mấy mỹ nhân nơi đây. Charlie khá lúng túng vì không có tiền mặt. Cô tiếp viên rất lanh, đoán được chuyện này nên cô nói: có máy ATM đằng kia kìa. Giờ tôi mới để ý và phục cô chủ quán Cafe đã sắp đặt một cái máy ATM gần toilet, để khách nào quên đem tiền mặt mà lỡ bước vào đây cũng không sao, nhất là khi nổi hứng muốn lấy lòng mấy em mà hết tiền mặt thì cũng 'no problem' hết. Anh Mỹ con liền tới rút tiền và tới quầy chụp ngay mấy pô. Về lại bàn anh khoe hai tấm hình chụp bằng phone với bốn cô tiếp viên xinh đẹp, vậy là mất toi 40 đô. Nhìn qua tấm hình thấy anh đứng nghiêm trang quá, hai tay đan lại trước bụng, tôi chọc nói : "sao căng thẳng vậy, không choàng tay qua vai hay eo mấy em ?". Anh thiệt tình nói: "à hả, hồi nãy run quá, mà cũng sợ tính thêm tiền, vì quên hỏi giá choàng tay qua eo tốn bao nhiêu?"
Lúc này thì tôi không nhịn được cười. Đúng là Mỹ con, ngây thơ và sòng phẳng đến khó tin. Cười xong, tôi lại thấy thương cho Mỹ con, vì họ sẽ là con nai vàng ngơ ngác đối với đồng hương lớn lên ở mẫu quốc như bà chủ tiệm tóc, cô hàng cà phê và chính tôi. Lại nghĩ thêm rằng, nếu con nai vàng này về Việt Nam, lỡ vào cắt tóc ở đường Bùi Thị Xuân mà gặp mấy em ca sáu câu vọng cổ kiểu nhà nghèo cha mẹ đông, bị ung thư hay "viêm túi" giai đoạn cuối thì có lẽ con nai này sẽ bị xẻ thịt ngay khi muốn làm anh hùng cứu mỹ nhân, hay Từ Hải cứu Thúy Kiều. Chẳng lẽ Mỹ con sẽ không sống nổi trên cố hương mình hay đơn giản chỉ là cộng đồng Việt ở xứ người, một khi mà hệ thống miễn nhiễm của họ trước những phức tạp của cuộc sống Châu Á đang yếu đi vì được nuôi dưỡng trong một không gian trong lành hơn ?
Thông Cáo
Xuất phát từ nhu cầu của mấy độc giả không quen muốn đọc bài trên facebook cá nhân của mình, sắp tới mình sẽ cho phát hành 1 cuốn sách khổ nhỏ, dạng bỏ túi cho tiện việc đi du lịch hay chuyền tay đọc. Vì yêu cầu của nhà in thường là phải đặt tối thiểu 300 cuốn nên mình muốn biết là sẽ có bao nhiêu người ủng hộ mình để khỏi đặt in quá nhiều. Mục tiêu là gỡ hòa vốn hoặc chịu lỗ vì tự bỏ tiền túi ra in, nhưng quan trọng là sách phải đến tay những độc giả có chất lượng và cùng mối quan tâm về cuộc sống và tâm tư người Việt ở Mỹ cũng như những vấn đề suy tư của dân tộc. Những bài tạp ghi là những trải nghiệm thật của cá nhân tác giả suốt nhiều năm, và kinh nghiệm từ sự phiêu lưu qua trên 20 quốc gia trên thế giới để nhìn lại hình hài quê hương và văn hóa Việt.
Mong mọi người ủng hộ, và xin lên tiếng nếu muốn đặt mua. Sách khổ nhỏ, giá chỉ bằng một bữa ăn ở Mỹ cho một người mà thôi.
Thân,
Trần Du Sinh
Mong mọi người ủng hộ, và xin lên tiếng nếu muốn đặt mua. Sách khổ nhỏ, giá chỉ bằng một bữa ăn ở Mỹ cho một người mà thôi.
Thân,
Trần Du Sinh
Đà Nẵng- Nơi có một mãnh long chưa kịp quá giang
Nào là thành phố sạch đẹp văn minh, nào là thành phố đáng sống của người Việt lẫn người Trung Hoa. Cũng nhờ vậy mà tôi lại có dịp tìm về lại những giấc mơ của một thời học trò.
Một góc quán cà phê tối trên đường Hoàng Diệu, gần quán bánh tráng đập nổi tiếng, là nơi một người bạn chuyên Văn của tôi nói tôi sẽ không có cơ hội được vào đảng vì lý lịch gia đình. Tôi có thân nhân ở Mỹ từng là thuyền nhân. Lúc đó tôi biết con đường công chức trong tương lai coi như tối mịt mùng.
Một quán cà phê nhạc trẻ trên đường Lê Lợi rợp hoa phượng đỏ, nơi nhạc rock của Mỹ vẫn chiếm ngự tâm hồn tuổi trẻ chúng tôi thời đó, dù vẫn nghe nhạc đỏ ra rả mỗi ngày trên Tivi hay từ cái loa phường.
Một quán cà phê hộp, một trào lưu cà phê máy lạnh sang trọng, trên đường Trần Phú, nơi có bộ tứ chúng tôi và một cô hoa khôi thường ngồi tán dóc. Cô hoa khôi này luôn làm tâm điểm của những lần ngồi đồng cà phê, vì cô làm cho hơn một anh chàng trong nhóm dệt mộng từng đêm.
Đà Nẵng của tôi là bãi biển T-20 vắng vẻ. Tôi cũng chẳng biết T-20 là mật mã gì, chỉ biết đó là một bãi biển gần khu nhà binh. Đây cũng là nơi mà Thành Đoàn tổ chức lửa trại hàng năm cho các bí thư chi đoàn mỗi lớp vào dịp kỷ niệm ngày thành lập 26-3.
Tôi vẫn còn nhớ như in một đêm trốn trại đi uống cà phê, một cô bạn khá tròn trịa trong nhóm không thể trèo qua nổi cái cổng nhà binh nên cả nhóm xúm lại nghĩ cách. Cuối cùng thì mấy đấng nam nhi xắn tay áo đào sâu xuống một chút để cô nàng chui qua. Nhưng vì mắc cỡ nên cô nàng nhất quyết không chịu chui trước mặt mọi người. Rốt cuộc, cả nhóm phải nấp đi chỗ khác thì cô nàng mới chịu lăn qua cổng, và cấm mọi người nhắc lại sự kiện này. Có lần tôi nhắc lại cho vui mà cô nàng giận tôi cả tháng.
Mà không hiểu tại sao tôi lại được giáo viên chủ nhiệm chọn làm Bí thư chi đoàn nguyên cả ba năm trung học, dù gia đình tôi thuộc hàng tiểu thương và chẳng có ai làm trong chính quyền. Có lẽ do tôi ít phá nhất trong nhóm, hay vì cái gương mặt tôi cũng đủ nghiêm nghị như mấy người cán bộ. Cũng nhờ vậy mà tôi không bỏ sót kỳ lửa trại nào của Thành Đoàn, và thấy được nhiệt huyết của tuổi trẻ thời đó được dùng vào những việc gì.
Tôi còn nhớ năm đầu tiên ra Đà Nẵng trọ học, tôi ở ngay trước mặt Kho Đạn. Dù nói là Kho Đạn, nhưng đó là một cái nhà tù. Cứ mỗi sáng thức dậy là tôi nghe tiếng tù nhân tập thể dục hay học tập cái gì đó mà rất đồng thanh đồng điệu. Nơi trọ học này cũng là nơi mà một đứa bạn cứ mỗi tuần là có hai ba ngày tới rủ tôi đi học thêm Pháp Văn. Hắn có chiếc xe đạp khung bằng đuy-ra của Pháp rất cáu cạnh, rất êm và nhẹ nên hai đứa thường đi chung, và thường thì hắn chở, dù hắn không to con hơn tôi. Có lẽ vì hắn dẻo dai hơn. Không phải vì tôi không có xe đạp để đi, mà vì đi chung xe vui hơn, dễ tán dóc hơn. Và đến giờ chừ tôi cũng không hiểu tại sao hắn lại chịu khó đạp ngược lên Kho Đạn đón tôi rồi đạp xuống chợ Nại Hiên để tới nhà thầy Pháp Văn. Có lẽ vì một tuổi trẻ không toan tính.
Năm cuối cấp, tôi lại chuyển nhà trọ về khu chợ Nại Hiên thì thằng bạn này lại tới chở tôi đi học thêm Anh Văn ở Đống Đa. Lần nào bọn tôi cũng đi hết chiều dài của trung tâm Đà Nẵng, nhưng lần này nhờ lớn hơn một chút mà hắn được cha mẹ cho đi xe Honda. Đó là một chiếc Honda cup đời 81 thì phải. Năm đó là năm 1994, chiếc xe này không phải là thời thượng vì nhà tôi đã có chiếc Honda Dream, nhưng lại ở ngọai tỉnh. Thời đó, con nhà buôn bán thường khá hơn con nhà cán bộ, và cũng ít ai nghe tới mấy khái niệm giải tỏa, dự án hay cơn sốt bất động sản. Tôi nhớ trong thời gian này tôi không hiểu từ ngữ 'địa ốc' khi nó xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ, và tôi nghĩ có lẽ đây là một từ ngữ Hán Việt cổ vì thấy ít ai nhắc tới.
Kỳ lạ, mỗi khi nhớ tới Đà Nẵng là tôi nhớ tới hai đợt đi quá giang này, và cả hai lần đều là đi học thêm ngoại ngữ, và đều do một đứa bạn là hắn chở đi. Cách đây vài năm, tôi trở về thăm thành phố này, trường tôi nay đã bị dời qua bên kia Sông Hàn, nơi xưa kia là Quận 3 nghèo nàn hơn so với bên này sông. Giờ đây đó là khu của những nhà giàu, nào là sòng bài, khu nghỉ mát và khu biệt thự. Đón taxi qua đó chơi không khỏi làm tôi choáng ngợp bởi con đường có 3-4 làn xe rộng thênh thang. Phía xa xa là chiếc cầu Thuận Phước dài thăm thẳm. Thời của tụi tôi là thời của chiếc phà sông Hàn đối diện toà nhà Tỉnh Ủy và một chiếc cầu duy nhất bắc qua sông cũ kỹ có tên là Nguyễn Văn Trỗi hay Nguyễn Thị Lý. Hồi mới ra đây, tôi có thắc mắc tại sao dân địa phương lại có hai tên gọi khác nhau cho một chiếc cầu, dù đó là tên của hai người đồng chí. Sự thay da đổi thịt của Đà Nẵng thường gắn liền với tên tuổi một chính trị gia có tiếng tăm nhưng sớm yểu mạng- ông Nguyễn Bá Thanh.
Ông Bá Thanh mất đi để lại nhiều huyền thoại phố phường, mà cái huyền bí của nó đậm màu tâm linh nhân gian, không chỉ của tâm linh Việt, mà còn là tâm linh Chàm. Có lẽ ai cũng biết, ngoài những công trình dân sinh và công cộng gắn với công lao của ông còn có vết đen là địa danh Cồn Dầu. Dù có thể chuyện giải tỏa Cồn Dầu để ưu tiên phát triển đô thị và du lịch cho thành phố này.
Theo sách địa chí của Đà Nẵng, Cồn Dầu là một trong ba điểm phong thủy linh thiêng của thành Rudrapura cổ của người Chàm, nay là khu vực Cẩm Lệ. Thành Rudrapura có ba điểm linh thiêng: Núi thiêng Phước Tường, Sông thiêng Cẩm Lệ và Rốn thiêng Cồn Dầu. Không biết ông Thanh có vô tình nghe ai xử bậy hay tự mình cho san bằng Cồn Dầu với lý do giải tỏa cho xây dựng.
Tương truyền rằng, ngày Cồn Dầu bị san bằng là lúc núi thiêng Phước Tường sạt lở ba tuần liền. Nghi là có chuyện chẳng lành, ông Thanh đi coi thầy Năm Kiều ở Thanh Chiêm mới biết được rằng mình đã phá đi phong thủy của người Chàm cổ. Ông xin thầy Năm Kiều hướng dẫn cách giải cái hạn này thì được khuyên là nên xây cầu Rồng trên đất long mạch của người Chàm, chân cầu nên đặt gần chùa An Long. Chùa này vốn là nơi Chúa Nguyễn an vị long mạch nên mới có tên là An Long. Thầy cũng nói rằng đầu Rồng phải hướng về núi thiêng Phước Tường để chầu phục. Thế nhưng, trong quá trình thi công, ông Thanh lại đồng ý để các kỹ sư thay đổi chi tiết, hướng cái đầu Rồng ra biển. Ông Thanh quên rằng đó là hướng của Hoàng Sa.
Cũng nghe tin đồn rằng tụi Tàu biết được những bí mật này của ông Thanh, sẵn sứ Tàu vẫn còn căm chuyện ông Thanh có lần chơi xỏ hắn vì dẫn ra thăm con đường có tên Hoàng Sa khi chúng tới khảo sát đầu tư ở Đà Nẵng. Tụi Tàu mới bèn cho thầy Pháp Sư ra Hoàng Sa trấn yểm long mạch từ một cái chùa cổ trên đảo. Theo truyền khẩu của các ngư dân Đà Nẵng, đúng là ở ngoài Hoàng Sa có một ngôi chùa cổ thờ các oan hồn.
Có giả thiết cho rằng thầy địa lý Tàu mượn chiếc cầu Rồng của ông Bá Thanh để đưa các oan hồn vào ám ông. Nếu ai tin vào tâm linh thì sẽ thấy là ông Thanh từ một người khỏe mạnh bỗng chết rất nhanh bởi một căn bệnh không ai biết, ngay cả y khoa Hoa Kỳ cũng bó tay. Nói theo dân gian thì ông bị ma quỷ ám đến chết, và sự thật là căn bệnh khiến ông tử vong cũng rất mơ hồ. Ông Bá Thanh đúng là một huyền thoại phố phường của Đà Nẵng thời hiện đại.
Câu chuyện dân gian về nhân vật Nguyễn Bá Thanh đã làm chuyến hồi hương của tôi thêm phần ly kỳ. Và trong dịp này, tôi gặp lại hắn. Bấy giờ hắn đã là một người đàn ông chững chạc và có sự nghiệp đang lên. Hắn biết tôi về từ thủ phủ tị nạn bên Mỹ, vì hắn đã tới đó trước tôi khá lâu khi còn đi du học. Hắn biết khá nhiều về nơi tôi sống nhưng chúng tôi chẳng nói gì ngoài hỏi thăm bạn bè cũ, chuyện vợ con và chuyện những bóng hồng ngày xưa. Trước khi gặp hắn tôi có chút đắn đo về hai màu vàng đỏ, nhưng khi nói chuyện, chúng tôi chỉ nói về màu xanh. Đó là màu xanh hi vọng của thế hệ sanh sau cuộc chiến.
Tôi quen hắn khi hắn là đứa con trai của một người có quyền lực hàng đầu Đà Nẵng. Hai mươi năm sau, hắn lại là người có quyền lực hàng đầu thành phố này. Nhưng đối với tôi, quyền lực của hắn là ở tấm lòng của hắn với bạn bè, với một người bạn nhà quê trọ học như tôi. Không ai có quyền chọn đấng sinh thành của mình, hay có đặc ân chọn nơi mình sanh ra, nhưng họ vẫn có quyền chọn bạn cho mình. Và đã bạn bè thì không có lằn ranh chính trị hay bất cứ ý thức hệ nào chia cách. Hơn nữa, hắn đã cho tôi quá giang hai lần.
Và rồi khi đi ngang qua Cổ Viện Chàm, câu chuyện long mạch bị đứt của ông Bá Thanh lại hiện về trong tâm tưởng. Cái bảo tàng viện vẫn còn buồn thiu nhìn ra sông Hàn, hay xa hơn là đang nhìn cái chùa cổ trên đảo Hoàng Sa. Không biết lần này oan hồn ông Bá Thanh có bị đem ra nhốt ngoài đó hay không. Tôi cũng tự hỏi, cái long mạch Chàm này có liên quan gì tới con số du khách Tàu tới đây vào ngày càng nhiều nhưng ở lỳ không về. Và rồi câu chuyện ông thầy địa lý Tàu trong tương truyền về Đinh Bộ Lĩnh lại rộ lên.
Đà Nẵng, nơi có một con mãnh long chưa kịp quá giang.
Người lính chạy marathon
Hôm nay thả bộ ra bãi đậu xe thì tôi nghe có tiếng người chạy từ phía sau đến. Tiếng chân nghe rất gần, theo phản xạ thì tôi quay nhìn lại. Vừa đúng lúc đó, cậu thanh niên ngưng chạy để đi bộ ngang tầm với tôi để chào hỏi. Thấy tôi hỏi thăm sức khỏe và khen quá siêng năng chạy bộ sau ngày làm việc khá dài, thằng bé này cho tôi biết là ngày nào hắn cũng chạy bộ từ xưởng tàu về khu doanh trại dành cho lính độc thân cách đó 2 dặm (3,2 km). Tôi hỏi thêm coi hắn có chạy vào buổi sáng không thì được biết là nó cũng chạy tới chỗ làm, mang trên vai ba lô quần áo để tắm rửa trước khi vào làm. Tính ra mỗi ngày hắn chạy hơn 6 cây số đi làm.
Gần đây tôi để ý thằng bé này vì hắn mới lên chức hạ sĩ quan và được chọn thay thế một Trung Sỹ Nhất việc lo giấy tờ lưu giữ kỹ thuật thông số điều hành của các máy móc cũng như nhiệt độ trong tàu. Số là mỗi ngày tôi phải coi và ký trước khi đưa cho kỹ sư trưởng ký. Tên Trung Sỹ Nhất kia thuộc họ Hứa, cứ hẹn lần hẹn lữa để đem giấy tờ tới cho tôi. Có khi hắn dồn lại nguyên cả tháng rồi đưa 1 lần, làm mình ký rục cả tay. Mà thông số có sai về kỹ thuật mà cũ đến 1 tháng thì ký làm gì nữa. Thế là hắn bị sa thải khỏi cái chân này, đáng lẽ phải tìm một tên Trung Sỹ Nhất khác, nhưng tự nhiên một hạ sĩ quan mới căng cà ren và đi lính chưa đủ 1 năm như cậu bé này lại thay thế một Trung Sĩ Nhất có 10 năm quân ngũ. Vì thế mà tôi để ý. Cậu bé này mang họ gốc Đức nên tôi cũng có chút cảm tình, vì xưa nay người Đức nổi tiếng thế giới ở đức tính kỷ luật và tuân thủ luật pháp.
Đúng như tôi dự đoán, sáng nào tôi cũng thấy 1 tập giấy tờ trong hộc hồ sơ của tôi. Có những lúc tôi bận đi phòng máy không về bàn làm việc 1 thời gian dài thì thấy hắn lẽo đẽo đi tìm tôi để kịp đưa cho Kỹ Sư Trưởng ký. Những lần như vậy tôi rất ấn tượng trước tinh thần trách nhiệm của cậu bé này. Có điều hắn là thợ điện ngoài phòng máy nên tôi ít gặp vì tôi gặp tụi cơ khí và điện trong phòng máy nhiều hơn. Một lần hắn được huy chương thành tựu vì dành rất nhiều thời gian sau giờ làm việc để sửa chữa máy móc cho căn tin để kịp làm đồ ăn sáng cho lính. Tôi càng ấn tượng hơn. Có lẽ hắn thuộc loại mười năm hiếm gặp.
Hôm nay tôi lại thấy hắn chạy bộ. Tôi hỏi thêm là mỗi ngày hắn chạy bộ hơn 6 km để làm gì, vì hắn nhìn rất rắn chắc khỏe mạnh rồi. Hắn nói là chuẩn bị thể lực để chạy marathon từ thiện quyên góp cho trẻ em bệnh ung thư. Hắn mới 19 tuổi mà đã nghĩ cho tha nhân. Hắn không mua xe hơi mà chạy bộ đi làm và đi xe điện xuống phố.
Trước mắt tôi tạm tin là hắn chạy mỗi ngày chỉ để tham gia cuộc chạy marathon. Nhưng tôi vẫn có linh tính là hắn chuẩn bị cho một cái gì lớn hơn trong tương lai. Hải Quân Hoa Kỳ có một thiểu số tinh nhuệ nhất trong các binh chủng gọi là Navy Seals, những kẻ đã đột nhập vào Pakistan, gần căn cứ quân sự để diệt Bin La den mà cả hệ thống an ninh quân đội của một quốc gia sở hữu hạt nhân như Pakistan không hề hay biết hoặc không thể trở tay kịp. Navy Seals là lực lượng mà tốn cả nửa triệu đô la mới đào tạo được 1 người, và họ là báu vật của quân đội Mỹ. Biết đâu một ngày em này sẽ có dịp ghi tên mình trong Hành Lang Danh Dự (Hall of Fame).
Và tôi lại nghĩ đến những người làm cho nước Mỹ hùng mạnh, và hắn là một trong số đó.
Tiếng ngỗng chiều tà
Không biết bao lâu rồi tôi mới được nghe lại tiếng ngỗng kêu. Xưa nay tôi có nghe nói tiếng hạc kêu buồn, tiếng quạ kêu tang tóc, không biết tiếng ngỗng kêu trong buổi chiều tà hôm này sẽ đem lại cảm giác gì. Cảm giác bình yên gọi đàn? Chiều nay trong cái hoàng hôn trầm tĩnh, một bầy ngỗng gọi nhau về tổ ấm. Trên mặt nước bình yên như dải lụa mềm, một nhóm cư dân ngỗng và vịt trời cùng ghé vào bờ. Lâu nay tôi vẫn cứ thắc mắc về đám vịt trời, chúng là giống không biết ấp, mà cũng chẳng ngồi yên ấp trứng như gà nhưng ở xứ Mỹ này, vịt trời khá nhiều khá nhiều ở những nơi bảo tồn thiên nhiên như cái hồ này. Có lẽ không có ai đi tìm trứng của chúng để ăn. Có lẽ vì thế mà vịt trời khó tồn tại ở xứ Việt, vì người ta không chỉ lấy trứng của chúng, mà còn gài bẫy thịt chúng nữa. Nghĩ lại thấy tụi vịt trời và ngỗng thật tốt số khi được đầu thai ở xứ Mỹ này. Đám ngỗng hoang này khá dạn dĩ với người vì chúng không bao giờ nghĩ là con người nơi đây sẽ thịt chúng. Đây có phải là thiên đàng cho chúng sinh ?
Hôm qua là lần đầu tiên tôi bước chân đến Lake Miramar, một cái hồ nước ngọt gần nhà mà cả chục năm nay tôi chưa hề đặt chân đến. Tình cờ đến đây vì nhà một người bạn ở gần đây. Lâu nay để giảm stress sau giờ làm, tôi thường la cà nơi thương xá uống cà phê và kết thúc bằng vài món đồ. Rốt cuộc rồi cũng cho đi vài thùng quần áo vì chúng ít khi được mặc trên người. Nay tôi có một lựa chọn khác là đi tản bộ hay chạy bộ quanh cái hồ yên bình này.
Hồ Miramar là một cái hồ chứa nước khá nhỏ, không được khai thác thương mại mà chỉ là nơi bảo tồn thiên nhiên nho nhỏ và nơi thư giãn của cộng đồng. Chính quyền địa phương cho xây một con đường nhựa xinh xắn bọc quanh hồ, có đủ 2 làn xe để người lười biếng đi thưởng ngoạn, và cũng có đủ chổ cho người chạy bộ hay tản bộ. Nhưng vẫn có người thích đi trên con đường mòn sỏi đá sát mặt nước hơn, vì đó là thú vui hiking của người Mỹ. Dù là dân của một cường quốc công nghệ hiện đại, nhưng dân Mỹ lại thích trở về với thiên nhiên qua thú vui hiking, một thú vui không có tương đương ở Việt Nam. Chữ 'hiking' không dịch chính xác được qua tiếng Việt, vì người Việt có đi rừng thì thường là tìm trầm hương, quế, săn bắt hươu nai hay đốn cây, chứ không đi khơi khơi lên tới đỉnh núi rồi trở về như dân hiking của Mỹ. Sắp tới tôi được rủ đi hiking trên con đường mòn dài 19 dặm, sẽ cắm trại ngủ qua đêm trên núi, một thú vui hiking đậm chất Mỹ.
Ở Việt Nam gần đây cũng có thú vui hiking, được dịch bởi từ 'phượt'. Thú thật, lần đầu tiên tôi nghe thấy cái từ 'phượt' chỉ cách đây vài năm, vì trên mạng đăng hình tuổi trẻ miền Bắc đi phượt bằng xe máy cày nát cánh đồng hoa để chụp hình và bỏ lại sau lưng một đống rác. Nếu hiểu nghĩa 'phượt' là thế thì đó không phải là từ tương đương bằng tiếng Việt của chữ 'hiking'. Hồi tôi còn ở Việt Nam chưa bao giờ thấy cái chữ này.
Hi vọng một ngày nào đó, xứ Việt sẽ có nhiều người yêu thích hiking hơn, sẽ yêu thiên nhiên hơn và sẽ không thịt những sanh linh vốn được Tạo hóa dành cho quyền sống ở nơi hoang dã này. Người Việt phạm tội sát sanh muông thú quá nhiều, vì quá nhậu thịt rừng hay thú hiếm luôn đắt hàng. Phải chăng người Việt đang trả nghiệp cho cái họ gieo. Và người Việt cũng đang giết người Việt với thực phẩm độc hại và lừa lọc lẫn nhau về miếng ăn. Nhân quả tuần hoàn. Sắp tới ắt sẽ đó đói kém và chết chóc. Một dân tộc chẳng cần đến Công Lý và đang mất dần đi tính nhân văn thì rồi cũng sẽ lụi tàn. Đâu cần phải đợi đến khi có chiến tranh mới hoang phế ?
Wednesday, March 23, 2016
Chuyện Tình Phố Đèn Đỏ Geylang
Mãi cho tới đêm hôm ấy, tôi chưa bao giờ chứng kiến một cảnh tượng tình yêu lâm li lãng mạn ở ngoài đời như thế, vì lâu nay tôi tưởng chỉ có tiểu thuyết Quỳnh Dao mới có những cảnh bay bổng này.Đến khi thấy được rồi thì tôi lại tiếc là không có tài như nữ sĩ Quỳnh Dao để ghi lại những giây phút ấy. Thôi thì đành kể chuyện tình này theo lối văn chương "nướng trui", nói theo kiểu một cô bạn học cũ đặt tên cho cái khả năng viết lách của tôi. Rảnh rỗi sanh nông nổi. Những ngày làm việc ở Singapore với mấy đồng nghiệp kỹ sư Mỹ là những ngày 'nhàn cư vi bất thiện'. Ở Singapore này, cái gì cũng đắt đỏ hơn Cali, mà đi lại thì phiền với dân Mỹ, những kẻ chỉ đi bộ vài mét tới ga-ra, và rồi ngồi lên xe hơi phóng đi thoải mái. Ở đây phải đi taxi mới tiện, còn không thì phải đón xe điện ngầm. Suốt cả tuần ăn uống nhậu nhẹt với mấy gương mặt cũ xì hoài rồi cũng chán, lại toàn đồ ăn Tàu với đồ ăn từ mấy chuỗi nhà hàng của Mỹ. Hơi thèm đồ ăn Việt nên một ngày đẹp trời tôi rủ hai đồng nghiệp Mỹ xuống phố Việt ăn phở và tìm quán nhậu vỉa hè, nơi có cháo ếch rô-ti và vài món nhậu Việt.
Joo Chiat Road là con đường nhỏ chạy ra Geylang. Geylang nổi tiếng nhờ khu đèn đỏ, nơi có hàng ngàn phụ nữ Việt ăn sương nhưng đóng góp khá nhiều vào lượng kiều hối được hoạch định vào chính sách kinh tế hằng năm của chính phủ Việt Nam. Con đường này về đêm khá nhộn nhịp, tựa như con đường Thi Sách ở Sài Gòn vì có rất nhiều quán nhậu vỉa hè. Ở đây có quán ăn Long Phụng đông nghẹt thực khách người Việt và Tàu Singapore.
Đi với tôi tối nay là
hai anh thanh niên Mỹ tuổi mới ngoài đôi mươi nhưng cả hai đều đã lập gia đình,
nên đi chơi với họ đơn thuần là đi nhậu, vì ở Mỹ mà ăn chơi kiểu đàn ông Việt
Nam gái gú thì họ có cơ hội ra khỏi nhà với cái quần xà lỏn như bao đàn ông Mỹ
khác. Tính ra làm đàn ông Việt Nam cũng sướng, tự cho mình đặc ân ra ngoài chơi
với bạn bè dưới danh nghĩa xã giao làm ăn, còn đàn ông Mỹ một khi kết hôn rồi
thì đi đâu cũng có vợ bên cạnh, trừ khi đi kiếm tiền về giao nộp. Lần này hai
ông chồng trẻ này đi công cán ngoại quốc nên tạm thời làm kẻ độc thân giống
tôi.
Đêm sắp tàn, đường phố
vắng dần, bỗng xuất hiện hai cô em tóc dài sợi nhỏ bước vào, nhìn kỹ thì thấy một
cô ốm yếu mỏng manh như lá cỏ. Một cô mỉm cười chào tôi. Tôi đáp trả bằng nụ cười
xã giao, không ngờ liền vài giây sau đó, hai cô này trờ tới ngay bên cạnh, ngỏ
ý muốn xin ngồi chung bàn. Vì không có bàn trống, hơn nữa thấy hai anh đồng
nghiệp nhìn sững một trong hai cô, cái cô hơi có da thịt hơn một chút, nên tôi
mời ngồi, và lúc này tôi cũng có ý định mời hai cô một bữa tối ăn chung cho
vui. Dù sao thì cũng là đồng hương. Tôi mời hai cô gọi đồ ăn và kêu thêm bia
Tiger. Hai cô rất tự nhiên, tự giới thiệu là mới ở Việt Nam qua, người quê ở
Tây Ninh. Thấy tôi cười mỉm xã giao, kiểu không cần tin cũng không cần kiểm chứng,
một cô chìa “hộ chiếu” (sổ thông hành)màu xanh lá cây ra và chỉ con dấu là mới
qua đây được ba ngày. Không khí trở nên vui vẻ hơn khi anh bạn Paddy tỏ ra
thích thú với Quỳnh, cái cô hơi mũm mĩm, không đẹp nhưng cũng không xấu. Được
cái là cô này hay cười và hơi nghịch ngợm một chút nên có thêm điểm nhí nhảnh.
Vì bận thông dịch giùm cho hai anh bạn nên tôi không để ý tia mắt nhìn của hai
vệ tinh Mỹ vào một bóng hồng Việt Nam, và đương nhiên là tôi cũng không để ý
cái chiều ngược lại.
Cũng nói thêm là anh bạn kia, tên Alan, là người Phi Luật Tân lai Puerto Rico, sanh tại tiểu bang Hawaii, có thể gọi là đẹp trai ngang ngửa với ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo. Điểm chung của hai trai đẹp này là có cùng giòng máu La Tinh. Công bằng mà nói thì Alan có phần trội hơn Ronaldo ở phần ngoại hình, vì Alan chơi môn thể thao American Football ở đại học danh tiếng của Mỹ và không ngừng tập thể hình mỗi ngày. Anh chàng kia, tên Paddy, là Mỹ trắng nhưng nhỏ con như người Á Châu. Anh có khuôn mặt ưa nhìn với cái mũi thẳng như mũi Hi Lạp. Nhìn anh có vẻ đang say đắm Quỳnh nhưng anh vốn kiệm lời nên chỉ diễn tả qua ánh mắt. Paddy vốn là kỹ sư hạt nhân, dân kỹ thuật thuần chủng nên giao tiếp xã hội không phải là điểm mạnh. Anh cứ nhờ tôi dịch qua tiếng Việt là "You're so beautiful. I like your smile”, lặp đi lặp lại làm tôi cũng chán theo, tìm cách thêm mắm thêm muối cho đỡ chán, nhưng vẫn giữ ý chính để tôn trọng thân chủ. Nhưng Quỳnh chỉ say đắm Alan, anh gốc Phi Luật Tân lai có nụ cười rất tươi. Phải chăng cô liên tưởng anh với Ronaldo của thế giới bóng tròn? Anh này thì vui tính hơn, thỉnh thoảng cũng có nhờ tôi dịch vài câu tán tỉnh khá vui nhộn. Rồi đêm cũng tàn, chúng tôi chia tay về khách sạn, mỗi đứa bo mỗi cô hai chục đô kèm theo bữa ăn tối.
Cũng nói thêm là anh bạn kia, tên Alan, là người Phi Luật Tân lai Puerto Rico, sanh tại tiểu bang Hawaii, có thể gọi là đẹp trai ngang ngửa với ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo. Điểm chung của hai trai đẹp này là có cùng giòng máu La Tinh. Công bằng mà nói thì Alan có phần trội hơn Ronaldo ở phần ngoại hình, vì Alan chơi môn thể thao American Football ở đại học danh tiếng của Mỹ và không ngừng tập thể hình mỗi ngày. Anh chàng kia, tên Paddy, là Mỹ trắng nhưng nhỏ con như người Á Châu. Anh có khuôn mặt ưa nhìn với cái mũi thẳng như mũi Hi Lạp. Nhìn anh có vẻ đang say đắm Quỳnh nhưng anh vốn kiệm lời nên chỉ diễn tả qua ánh mắt. Paddy vốn là kỹ sư hạt nhân, dân kỹ thuật thuần chủng nên giao tiếp xã hội không phải là điểm mạnh. Anh cứ nhờ tôi dịch qua tiếng Việt là "You're so beautiful. I like your smile”, lặp đi lặp lại làm tôi cũng chán theo, tìm cách thêm mắm thêm muối cho đỡ chán, nhưng vẫn giữ ý chính để tôn trọng thân chủ. Nhưng Quỳnh chỉ say đắm Alan, anh gốc Phi Luật Tân lai có nụ cười rất tươi. Phải chăng cô liên tưởng anh với Ronaldo của thế giới bóng tròn? Anh này thì vui tính hơn, thỉnh thoảng cũng có nhờ tôi dịch vài câu tán tỉnh khá vui nhộn. Rồi đêm cũng tàn, chúng tôi chia tay về khách sạn, mỗi đứa bo mỗi cô hai chục đô kèm theo bữa ăn tối.
Tưởng đâu chỉ là niềm
vui thoáng qua, chút phù du trong đêm vắng rồi sẽ phai mau. Hai ngày sau chúng
tôi làm tiệc chia tay Paddy để anh về Mỹ học khóa nâng cao về hạt nhân. Bữa ăn
tối sang trọng với các Sếp ở sở làm cũng sắp xong, Paddy nói nhỏ với tôi là muốn
về lại phố Việt lần cuối với giọng rất tha thiết. Tôi linh cảm có điều gì đó đợi
chờ. Tôi đồng ý và rủ Alan cùng đi. Đến phố Joo Chiat khá trễ, cả ba lại không
đói bụng cho lắm nên chúng tôi vào một quán bar để nhâm nhi thêm vài ve tạm coi
là chia tay lần cuối. Bước vào một trong hàng chục quán bar karaoke ở đây,
chúng tôi lại đối mặt Quỳnh và cô bạn gầy gò hôm nọ. Paddy mừng rỡ như trúng độc
đắc, anh không còn ngần ngại nữa, nhờ tôi gọi hai cô lại và liên tục hỏi thăm
Quỳnh. Trong khi đó Quỳnh cũng rất vui khi gặp lại chúng tôi, và chạy hẳn qua
phía Alan đùa nghịch. Alan gọi một chai Jack Daniels để uống. Chúng tôi vui say
như thể chưa bao giờ vui như thế, và kêu thêm chai thứ hai mà không nhớ khi
nào. Alan đã không còn kiêu kỳ như mọi ngày, anh cũng bắt đầu say mê Quỳnh
không kém Paddy. Lúc này Paddy không nói gì, thu vào góc tối nên tôi càng không
để ý, vì đang say mê với karaoke. Khi từ sân khấu nhỏ về lại chỗ ngồi, Alan nhờ
tôi nói với Quỳnh là hãy đến bên cạnh Paddy để Paddy được vui, vì ngày mai
chúng tôi phải chia tay. Rồi Alan bước ra bàn bida chơi và được rất nhiều cô bu
lại chọc ghẹo. Có lẽ Alan sáng sân khấu vì xung quanh anh là những khách trung
niên người Hoa đến đây để mua vui, còn Alan lại là hiện thân của tuổi trẻ sung
sức, tràn đầy nhiệt huyết và nóng bỏng với thân hình lực sĩ. Quỳnh nghe lời tôi
đến tiếp chuyện và uống rượu với Paddy. Lúc này tôi thật sự bận rộn vì Paddy bắt
đầu nói liên tục, khác hẳn tính kiệm lời thường ngày.
Có lẽ tối nay là đêm cuối cùng. Anh nhờ tôi thông dịch rất nhiều để hỏi thăm thêm về cuộc sống của Quỳnh. Alan trở lại bàn bỗng nhìn thấy ánh mắt giận dữ của Quỳnh, anh nhờ tôi hỏi nguyên do. Té ra cô bé bị tổn thương vì nghĩ Alan coi thường mình là gái gọi nên đá cô qua cho Paddy. Cô nhìn Alan bằng ánh mắt căm hờn, đòi uống nhiều rượu hơn nữa, nhưng có vẻ cô chưa rành nghề, liên tục lấy tay che miệng như thể sắp buồn nôn. Paddy nhờ tôi khuyên cô đừng uống, vì sợ cô mệt. Anh tỏ ra ân cần và yêu thương rất mực. Alan lúc này lại buồn, nói với tôi là anh chỉ vì không muốn bạn thân của anh buồn nên nhường Quỳnh cho Paddy, chứ thật ra anh rất thích ngồi bên cạnh Quỳnh. Alan và Paddy là hai bạn thân ở đại học, cùng học Vật Lý Nguyên Tử ở một trường đại học nổi tiếng.
Có lẽ tối nay là đêm cuối cùng. Anh nhờ tôi thông dịch rất nhiều để hỏi thăm thêm về cuộc sống của Quỳnh. Alan trở lại bàn bỗng nhìn thấy ánh mắt giận dữ của Quỳnh, anh nhờ tôi hỏi nguyên do. Té ra cô bé bị tổn thương vì nghĩ Alan coi thường mình là gái gọi nên đá cô qua cho Paddy. Cô nhìn Alan bằng ánh mắt căm hờn, đòi uống nhiều rượu hơn nữa, nhưng có vẻ cô chưa rành nghề, liên tục lấy tay che miệng như thể sắp buồn nôn. Paddy nhờ tôi khuyên cô đừng uống, vì sợ cô mệt. Anh tỏ ra ân cần và yêu thương rất mực. Alan lúc này lại buồn, nói với tôi là anh chỉ vì không muốn bạn thân của anh buồn nên nhường Quỳnh cho Paddy, chứ thật ra anh rất thích ngồi bên cạnh Quỳnh. Alan và Paddy là hai bạn thân ở đại học, cùng học Vật Lý Nguyên Tử ở một trường đại học nổi tiếng.
Cuộc đời có nhiều cái bất
ngờ, bất ngờ đến nỗi tôi cũng không biết phải nói hay làm cái gì cho đúng.
Quãng thời gian sau đó là chuỗi những mớ bòng bong quấn vào nhau và tôi cũng
không nhớ mình đã chuyển ngôn những gì. Quán bar đóng cửa, chúng tôi là những
người cuối cùng rời quán. Ra đến đây Quỳnh bỗng òa khóc, nói là thấy nhục nhã
cho cái nghề này, ai cũng coi thường, ai cũng không tin cô. Và điều bất ngờ đến
kinh ngạc, cả hai Alan và Paddy cùng ngồi khóc. Cả ba người ngồi bệt xuống lề đường
khóc ngon lành như ba đứa trẻ, và hình như chưa có ai say xỉn đến mức không biết
mình đang làm gì. Paddy hỏi tôi là tại sao một cô gái xinh đẹp hồn nhiên như vậy
mà phải làm nghề này kiếm sống? Còn Alan thì nói với tôi là anh chỉ muốn bạn
anh vui, rất thích Quỳnh nhưng không thể vì đã có vợ, anh ân hận là đùa giỡn
tình yêu với Quỳnh. Cho dù tôi có nói khản cả giọng, rằng đây chỉ là giây phút
thoáng qua, là sự cảm thông số phận, là vì ai cũng say hết nên mới vậy nhưng cả
ba đều ôm mặt khóc ngon lành.
Tôi gọi taxi đưa hai người
bạn ra về. Hai anh thanh niên gục ngã ở băng ghế sau khóc nấc lên từng hồi.
Trong tiếng nghẹn ngào của Paddy có chữ "why" mà có lẽ tôi sẽ không
trả lời được trong lúc này. Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy hai người đàn ông
khóc vô tư như vậy, điều mà đàn ông Á Châu rất ngại, cũng bởi vì Nho giáo của
Tàu nó buộc với câu "Nam nhi thà rơi máu chứ không rơi lệ" nên thành
ra cứ gồng, cứ đóng kịch trong những phút giây yếu lòng. Paddy, một thanh niên
Mỹ trắng lớn lên ở miền quê Oklahoma thì làm sao hiểu được cuộc sống phức tạp của
những cô gái nghèo Châu Á phải kiếm sống bằng vốn tự có của mình. Mấy cô lớn
lên ở nơi kiếm ăn một ngày ba bữa không là chuyện dễ dàng, và khi chữ hiếu còn
đè nặng trên đôi vai gầy mỗi khi cha mẹ ốm đau không tiền thuốc thang. Còn anh
Alan vốn hào hoa phong nhã đâu có hiểu là vẻ thanh lịch đẹp trai của mình, cùng
với phong cách ga-lăng kiểu Mỹ, có thể gây họa cho thiếu nữ mới lớn Á Châu như
vậy. Chuyến taxi về khách sạn trông giống như một đám tang cho một cuộc tình
tay ba vô vọng, một chút bèo dạt mây trôi ngẫu nhiên trong đời. Chỉ có tôi là tỉnh
queo, dường như đã quen với những kịch bản tình yêu giữa đời thường.
Thế mà hai hôm sau, khi
Singapore đã thuộc về quá khứ, nhìn nét buồn man mác trong ánh mắt vô hồn của
Alan, tôi lại thấy nhói lòng. Lẽ nào tình yêu ngây thơ của bộ ba này đã nhiễm
qua mình. Tôi thầm nghĩ, phải chi mình là Quỳnh Dao để ghi lại những ngang trái
này được trọn vẹn hơn, phải chi mình cũng có được một trái tim yêu giống hai
anh chàng này, hay ít ra cũng được như nhạc sĩ Đức Huy với câu: "Nhưng anh
ước gì mình gặp nhau lúc em chưa ràng buộc và anh chưa thuộc về ai" để tặng
cho con tim đang thổn thức của hai anh chàng Mỹ tinh khôi này.
Nhân lúc rãnh rỗi, tôi
hỏi thăm Alan về chuyện vợ con. Vợ anh là cô bạn học từ thời phổ thông, cái mà
người Mỹ gọi là "highschool sweetheart" để nói về người vợ là mối
tình đầu thời đi học. Hai người quen nhau đã gần chục năm và mới tổ chức đám cưới
năm ngoái. Cả hai là người Công Giáo nên có nhiều ràng buộc sau khi đã gần gũi
nhau. Hai bên gia đình cũng quen biết nhau vì đi lễ Nhà Thờ chung. Nói chung
thì hôn nhân của Alan có vẻ gọn gàng suôn sẻ, thu nhập của cả hai đều trên mức
sống trung bình của người Mỹ. Cũng có lẽ vì quá gọn ghẽ nên đôi khi cũng thiếu
đi chút lộn xộn của cảm xúc. Quỳnh đã mở ra cho Alan một khung trời mới của sự
lãng mạn, của ngang trái trong tình yêu mà người hay thắng cuộc như Alan không
hề biết đến trước đây. Vừa muốn thử cảm giác mới vừa muốn làm người chồng chung
thủy. Alan đã run người khi nghĩ đến một chút phiêu lưu hôm đó. Quả thật, trong
lúc mọi người không để ý, Alan đã đi theo Quỳnh ra ngoài tâm sự vài phút ngắn
ngủi, lúc đó Quỳnh đã cố hôn môi Alan nhưng anh chàng né đi, chỉ để môi kia chạm
vào má. Sau này nghe Alan kể lại với giọng nuối tiếc, tôi đã hiểu hơn về những
giọt nước mắt của hai người. Người hối tiếc người bị tổn thương, hai dòng nước
mắt tưởng đâu hòa vào một nhưng hóa ra lại có bí mật riêng của nó.
So với Alan thì Paddy cũng
có chút tương đồng. Anh quen vợ vào năm cuối đại học, viễn cảnh chia tay bạn
gái ở tiểu bang xa để về lại với gia đình đã đưa Paddy đến quyết định hơi vội
vã, vì chỉ có cưới nhau mới tiếp tục ở gần nhau. Hơn một năm sống chung, Paddy
nhận ra là mình quá vội, nhưng vẫn chăm lo cái mái ấm vừa mới xây có có màu u
ám. Paddy buồn và ít nói cũng từ ngày đó, chứ ngày xưa anh cũng rất náo động
không kém những cậu bé thông minh khác. Vì không thân với Paddy nên tôi hỏi
Alan có nhận email của Paddy từ ngày ấy hay không. Alan lắc đầu. Tối về, tôi viết
vài dòng thăm hỏi Paddy và vợ con anh. Chỉ vài chục phút sau tôi nhận được hồi
âm. Paddy nói: "Cám ơn anh đã hỏi thăm tôi. Vợ tôi mới sanh con trai. Nó rất
kháu khỉnh. Bây giờ tôi đã làm cha. Tôi biết là mình phải có trách nhiệm hơn với
gia đình. Nhưng tôi vẫn muốn nói rằng, hai đêm ở Geylang là những khoảnh khắc
mà tôi sẽ không bao giờ quên trong đời. Đó là bí mật của đời tôi. Tôi không hề
hối hận là đã quen cô gái Việt Nam kia. Tôi đã học được một điều là, cuộc sống
không hề dễ dàng ở một nơi khác trên trái đất này. Tôi trân trọng tình cảm của
mọi người, và một lần nữa, tôi không hề hối tiếc là đã gặp cô ấy. Nếu có gặp lại
cô ấy, xin anh hãy chuyển lời là: với tôi, cô ấy đẹp nhất trên đời, cho dù cô ấy
làm nghề gì đi nữa." Paddy không hề hối tiếc khi yêu một cánh hoa lưu lạc ở
xứ người, lạc loài nơi phố đèn đỏ Geylang của Singapore. Tình yêu sét đánh đâu
phải lỗi nơi ai?
Subscribe to:
Posts (Atom)